
Tin nội bộ
Gỗ dán
Gỗ dán công nghiệp, hay ván dán công nghiệp là loại sản phẩm quen mặt đặt tên, được sử dụng với vô vàn công dụng khác nhau. Cùng Gỗ Đức Tuấn tìm hiểu sự thần thánh của loại gỗ này nhé!
1. Sơ lược về gỗ dán công nghiệp
Định nghĩa
Gỗ dán công nghiệp (tên tiếng anh là plywood), thường được gọi nôm là ván dán, ván ép, được biết đến là một loại gỗ nhân tạo, được tạo ra từ rất nhiều lớp gỗ tự nhiên kết dính với nhau bằng hợp chất keo. Gỗ thông, gỗ bạch đàn, gỗ bạch dương… là các loại gỗ thường được sử dụng làm nguyên vật liệu tạo ra plywood.
Các lớp gỗ này tiêu chuẩn là phải mỏng, được lạng ra chỉ khoảng 1mm. Để gia tăng thêm độ liên kết, người ta thường sắp xếp các lớp gỗ vuông góc với nhau (các thớ tạo với nhau góc 90 độ), rồi ép chúng lại dưới nhiệt độ và áp suất cao theo tiêu chuẩn sản xuất.
Loại keo mà đa số các mặt hàng của chúng tôi sử dụng là keo E1 có thành phần gốc tổng hợp, không có độc tố, an toàn với người sử dụng và có độ kết dính rất ổn định, chuyên dùng để ép ngang với thời gian ép ngắn và rắn nhanh.
Sản phẩm gỗ dán sau khi được phủ Veneer
>>> Xem thêm: Hình ảnh các dòng sản phẩm gỗ dán tại Đức Tuấn
Thành phần cấu tạo
Một tấm gỗ dán công nghiệp thường có độ dày từ 3 đến 30mm, với kích thước là 1,22 x 2,44m. Việc thay đổi chiều các thớ gỗ (như đã nói ở trên) giúp cho tấm vật liệu có thêm sự chắc chắn, không bị biến đổi khi gặp tác động từ bên ngoài.
Có một quy luật bất thành văn mà nhà sản xuất luôn thực hiện theo đúng, đó chính là số lớp ghép để tạo nên gỗ dán. Số lớp gỗ thường để ở số lẻ, bởi khi liên kết như vậy, tấm ván có một lớp lõi ở giữa, có các hướng vân giống như nhau ở hai lớp phía ngoài. Sự kết nối giữa các lớp trở nên chặt chẽ hơn bao giờ hết. Khó có thể uốn nắn, bẻ cong tấm ván bởi chúng đã có sự ổn định về kết cấu, giảm được xu hướng tách rời của các lớp ép.
Chính vì thế, gỗ dán được chia làm 03 phần, phù hợp với đặc điểm cấu tạo được trình bày ở trên:
- Phần ruột (lõi): bao gồm nhiều lớp gỗ đã được lạng mỏng, độ dày tầm khoảng 1mm
- Phần bề mặt: chính là lớp gỗ tự nhiên
- Phần keo: Như đã trình bày ở trên, gỗ dán tại Đức Tuấn dùng loại keo có tính năng chịu ẩm, chịu nhiệt, chống các loại vi sinh vật phá hoại. Chúng tôi sử dụng keo E1 – loại keo được chứng nhận tốt nhất hiện nay để có được chất lượng gỗ tốt nhất phục vụ khách hàng, bởi với dòng gỗ dán công nghiệp, loại keo tốt sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng gỗ được tạo ra
Quy trình sản xuất
Tấm gỗ dán công nghiệp nhìn đơn giản nhưng phải trải qua một quy trình sản xuất nghiêm ngặt, chặt chẽ, quy củ:
- Gỗ được xẻ ra thành từng khúc, bóc vỏ để đảm bảo độ mịn, độ đồng đều của các lớp gỗ
- Sử dụng máy bóc chuyên dụng để lạng mỏng các lớp gỗ chỉ khoảng 1 mm đồng thời tăng khả năng đàn hồi
- Sấy khô các lớp gỗ trong hệ thống sấy nhiệt. Bảo quản để đạt độ ẩm trong mức 6 – 8%
- Lắp ráp và phun keo dưới dây chuyền hiện đại, tiên tiến (Các lớp gỗ sẽ được ép sơ bộ dưới áp suất và thời gian cố định để keo thẩm thấu tốt hơn, tấm ván được cứng cáp hơn)
- Ép nóng các chồng ván tại dây chuyền với nhiệt độ và áp suất ổn định
- Cắt thô các tấm ván thành hình chữ nhật
- Máy chà sẽ làm công việc xử lý để hoàn thiên bề mặt cho mịn, đều
- Phun keo để dán lớp bề mặt lên trên các tấm ván
- Ép thêm 04 lần để đạt được độ cứng tối đa: lần lượt là ép sơ bộ, ép nóng dưới sức nén đàn hồi, đảm bảo độ ẩm, độ phẳng
- Cắt chốt
- Kiểm tra chất lượng thông qua mát chà
Đặc biệt, cấu trúc lớp bề mặt mỏng, lớp lõi dày sẽ tăng sự liên kết tại lớp bề mặt, nên khi chịu tác động từ bên ngoài, lớp lõi sẽ được bảo toàn, đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Xem thêm: Báo giá các loại gỗ công nghiệp 2018
2. Đặc điểm gỗ dán công nghiệp
Ưu điểm
- Vì sự sắp xếp các lớp gỗ đan xen, vuông góc với nhau nên gỗ dán có ưu điểm là rất cứng cáp, rất bền
- Các dòng sản phẩm gỗ dán keo đỏ có khả năng chịu được ẩm nên sản phẩm ít bị phồng khi ngâm nước
- Khả năng bám dính bề mặt, bám vít khá tốt
Nhược điểm
- Nếu không được xử lý theo đúng tiêu chuẩn, quy cách thì ván dễ bị cong vênh, tách lớp, mất đi độ mịn, dễ bị sứt mẻ
- Bởi thời gian sản xuất hơi lâu nên giá thành của ván dán thường nhỉnh hơn một chút so với 02 loại ván công nghiệp khác là ván mfc (ván dăm) và ván mdf
3. Ứng dụng
- Trong nội thất: ứng dụng chế tác làm bàn, tủ, giường,…
- Trong xây dựng: ứng dụng rộng rãi để làm vật liệu phủ hay khuôn đổ bê tông, tấm coppha
- Trong tạo dựng sản phẩm: bởi độ chịu ẩm nên gỗ dán công nghiệp có thể dùng để đóng thuyền, ghe, các sản phẩm có sự ổn định như vách, sàn,…
Để tham khảo giá cả gỗ dán, cũng như tìm hiểu thêm về các loại gỗ công nghiệp khác, quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty Cổ phần TM và XNK Đức Tuấn:
- Văn phòng giao dịch – Tổng kho: Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội.
- Hotline: +84 24 3 824 8659
- Email: info@goductuan.com
- Website : www.goductuan.com